Thứ Năm, 26 tháng 11, 2009

Thứ Tư, 25 tháng 11, 2009


Thầy của con

HÀ KIỀU MY


Con về thăm lại trường xưa vào một ngày cuối thu, khi mà Thầy không còn đứng trên bục giảng. Nhớ da diết buổi đầu bỡ ngỡ bước vào trường, ba mươi đứa lớp Văn rụt rè nhìn thầy giáo tóc hoa râm, miệng cười vui: “các trò”, “các trò”… Con có cảm giác như trở về những ngày xa xưa, đang đứng trước ông đồ già gõ đầu lũ trẻ. Và Thầy, cũng yêu lắm cái nghề “gõ đầu trẻ” này, nên xa trường, xa trò, lòng cứ vương vấn mãi.

Mùa này, cây bàng đứng co mình khẳng khiu chịu gió. Một ngày, con lang thang trong sân trường cũ với hy vọng sẽ gặp lại Thầy. Không hiểu sao, mỗi lần con thất bại và buồn nhất, mỗi lúc lòng ngổn ngang tâm sự, người mà con muốn tìm gặp nhất, bao giờ cũng là Thầy. Có lẽ vì tấm lòng tha thiết của một người thầy, người cha đã thắp lên ngọn lửa rất đỗi ấm áp trong con.

Về lại trường xưa giữa những chiều no gió, đi tìm nỗi nhớ về Thầy. Bước lên tầng hai của ngôi trường cũ, con tìm lại nơi mình ngồi học ngày trước. Và Thầy ơi: “Khi một phút con nghe bụi phấn bay - Tiếng thầy sao ấm nồng đến lạ - Đời rộng mở và tình thầy che chở - Con thấy mình dần lớn giữa yêu thương”.

Con đã đi qua những năm tháng học trò thật đẹp. Kỷ niệm giờ hòa thành nỗi nhớ, cứ cồn cào trong con mỗi độ thu về. Thầy đã làm tất cả, dồn tình yêu nghề, yêu trò vào mỗi bài giảng. Không chỉ vào ngày 20/11 hay trong những chuỗi ngày rất đẹp của ký ức, Thầy mới trở nên vĩ đại đối với con. Bây giờ và mãi mãi, Thầy của con luôn là Người Thầy đáng kính.

Về thăm thầy

Về thăm thầy

Mùa thu đội nón hoa vàng
Cánh chim bay mỏi nhớ hoàng hôn xưa
Về thăm thầy cũ ta chưa
Hình như bụi phấn mới vừa bay sang

Bao năm xa mái trường làng
Mỗi phương mỗi đứa dọc ngang đường đời
Công danh nhân định sẵn rồi
Sáng trong cần một chữ người trong ta

Công thầy sánh với công cha
Công cha sánh với bao la biển trời
Về thăm thầy cũ ai ơi
Trông ta... con cháu nên người ngày sau

Thứ Bảy, 21 tháng 11, 2009

Người thầy đầu tiên


Người thầy đầu tiên

Con lên cấp ba…cũng có nghĩa là những ngày 20 tháng 11, con có hai ngôi trường để về, trường cấp một và trường cấp hai…Không phải con so sánh hơn - thua đâu cô ạ, nhưng về trường cấp hai, con sẽ có thể thăm thầy cô rồi sau đó đi chơi cùng bạn bè…Còn cấp một…ấy là một vùng trời quá xa…xa quá rồi, nơi mà những người bạn cũ giờ đây chẳng biết đang ở đâu…


Những kỷ niệm thời cấp hai trong con rõ nét hơn những kỷ niệm cấp một. Những điều con nhớ về cấp hai nhiều hơn...con có thể nhớ rõ ràng về những ngày từng sống dưới mái trường trung học cùng thầy cô và bạn bè, con nhớ từng chi tiết về những trò đùa nghịch của bọn con, những lần bọn con nhốn nháo vì các bài kiểm tra, cả những lần bọn con khiến thầy cô buồn lòng…Nhưng còn thời cấp một…kỷ niệm về những tháng ngày ấy trong con là một ký ức nhòa, nơi mà không một hình ảnh nào còn sắc nét…

Nhưng cô ơi, không hiểu sao con vẫn yêu…rất yêu những tháng ngày tiểu học ấy. Trong con, thời cấp một giống như một vùng trời, vùng trời mà con chỉ thấy thấp thoáng xa xa, ẩn hiện sau làn sương mờ…Nhưng con biết rằng từ nơi ấy, con đã lớn lên, tập đi những bước đầu tiên…Vùng trời ấy có cô, người đầu tiên cầm tay con nắn nót từng nét chữ, người mà mỗi buổi trưa dặn chúng con nhớ ăn hết phần cơm không được bỏ dở, người chỉ chúng con cách xếp hàng, cách đi đứng, người mỗi buổi chiều đều dặn chúng con nhớ bỏ đủ sách vở vào cặp để khỏi bỏ quên… Những ký ức của con về cô chỉ có thế, đơn giản và ít ỏi…mà những cái ít ỏi đó thậm chí còn không được sắc nét nữa, tất cả chỉ là những hình ảnh mờ nhòa, những âm thanh vọng về từ rất xa…


Con muốn cảm ơn cô, cảm ơn cô về tất cả những gì cô đã làm cho con, cảm ơn cô vì cô đã là người thầy đầu tiên của cuộc đời con. Nhưng con đã chưa bao giờ nói ra lời cảm ơn ấy với cô…cả một tấm thiệp ngày 20/11 dành cho cô con cũng chưa bao giờ gửi…Con luôn nghĩ mình còn nhiều thời gian…nhưng bây giờ…con về thăm trường và không còn thấy cô đâu nữa…không còn cô đứng ở cửa lớp học màu xanh đón học trò cũ trở về…Cô nghỉ hưu, và con giật mình nhận ra mình chưa bao giờ biết địa chỉ của cô cả. Cô nghỉ hưu, cũng có nghĩa là cô đã già, cũng có nghĩa là thời gian đã trôi đi…có nghĩa là con đã lớn lên so với ngày nào còn chập chững lớp một…Ngần ấy năm…vậy mà con đã chưa bao giờ nhận ra tóc cô mỗi ngày một bạc thêm…Con đã hát “Bụi phấn” đến không biết bao nhiêu lần…nhưng hình như chưa bao giờ con để hết tâm hồn mình vào lời bài hát - thứ mà con tưởng rằng mình đã thuộc nằm lòng…Để rồi hôm nay, những giai điệu, ca từ ấy lại ngân lên trong con… ngân lên đến lần thứ mấy mươi trong cuộc đời, nhưng lại là lần đầu tiên con thực sự hát nó bằng cả trái tim:

Em yêu phút giây này
Thầy em tóc như bạc thêm
Bạc thêm vì bụi phấn
Cho em bài học hay…

Mai sau lớn nên người
Làm sao có thể nào quên
Ngày xưa thầy dạy dỗ
Khi em tuổi còn thơ…

Ở một nơi nào đó, cô ơi, cô có đang nghe thấy “Bụi phấn” con hát không, cô ơi…?

Làm báo cùng MTO

Làm báo cùng MTO
Tin nhắn (MTO 11 - 10/11/2009)


Xe bus đến, nó bước vội lên xe. Giờ cao điểm, xe chật như nêm, nó ken chân bấu vào cái tay vịn phía trên. Trước mặt nó là một cái đuôi tóc thỉnh thoảng lại quay xuôi quay ngược khiến nó bực mình.

Đang dài cổ ngồi đợi xe bus, bỗng nó thấy máy điện thoại trong túi kêu liền hai tiếng: bíp, bíp.
Màn hình hiển thị tin nhắn được gửi đến từ tổng đài 199:
- Lại tin nhắn kêu gào ủng hộ!
Nó làu bàu rồi không một chút do dự, ngón tay cái của nó đặt lên phím delete.
Xe bus đến, nó bước vội lên xe. Giờ cao điểm, xe chật như nêm, nó ken chân bấu vào cái tay vịn phía trên. Trước mặt nó là một cái đuôi tóc thỉnh thoảng lại quay xuôi quay ngược khiến nó bực mình.
- Sao hôm qua, tôi nhắn tin cho ông mà ông không trả lời?
Cái đuôi tóc "hỏi tội" một gã con trai tóc xịt keo dựng đứng đang đứng cạnh. Nó chau mày khi thấy một chiếc khuyên gắn trên vành tai của gã con trai kia. Từ trước đến giờ, nó chúa ghét những gã con trai tóc dựng và đeo khuyên tai. Với nó, đó là những gã con trai không-nghiêm-túc.
Tiếng ồn ào trên xe và những hồi còi chéo chắt dưới lòng đường hình như đã làm cho câu hỏi của cái đuôi tóc đó rơi xuống sàn xe. Cái đuôi tóc gào to hơn và nó nghe gã con trai không- nghiêm- túc ấy trả lời:
- Máy hết tiền. Hôm qua, nhắn tin ủng hộ đồng bào bão lũ bị trừ nghéo 18... xèng.
- Có 18 nghìn đồng mà giọng tiếc rẻ thế sao?
- Chuyện, cả gia tài còn mỗi ngần ầy. Còn hơn có kẻ tài khoản rủng rỉnh mà...lớ lờ lơ trước những người đang chìa tay cần giúp đỡ.
- Ai bảo thế, nói cho ông biết ngày nào cũng vậy, mở mắt là tôi lại gửi tin nhắn ủng hộ nhưng tôi khôn hơn ông là tôi biết chia 18 nghìn thành 9 lần.
- Chịu bà rồi. Chi ly như thế không lớn nổi là phải.
Cái đuôi tóc giơ tay đấm vào lưng cái gã con trai đứng cạnh. Nó lùi lại phía sau. Câu chuyện của hai kẻ đó chẳng liên quan gì đến nó cả nhưng không hiểu sao nó thấy mình bị động chạm.
Đến điểm dừng, gã con trai len nhanh ra cửa. Nó liếc mắt nhìn theo rồi đầu cúi thấp xuống:
- Ở cái gã con trai mà nó nghĩ là không-nghiêm-túc đó có một thứ khiến nó phải hổ thẹn.

Thứ Sáu, 20 tháng 11, 2009

Thế nào là yêu !!!!

Thế nào là yêu !!!!


Tay bạn đổ mồ hôi,tim bạn đập nhanh Và giọng nói của bạn tắc nghẽn trong lồng ngực
=> Đó ko phải là tình yêu,đó lả thix.

Ban muốn gặp người ấy vì bạn biết người ấy ở đó…
=> Đó ko phải là tình yêu,đó là sự cô đơn.
Bạn ở đó vì có ai đó muốn như thế?
=> Đó ko phải tình yêu,đó là sự trung thành.
Bạn thú nhận tình yêu bởi vì bạn ko muốn làm tổn thương họ?
=> Đó ko phải tình yêu,đó là thương hại.
Bạn ở đó vì người ấy đã hôn bạn và nắm tay bạn?



=> Đó ko phải tình yêu,đó là thiếu tự tin.Bạn thuộc về họ bởi vì ánh mắt họ khiến tim bạn như muốn nhảy ra. Đó ko phải tình yêu,đó là đam mê.
Bạn nói với họ rằng họ là người bạn nghĩ đến mỗi ngày?
=> Đó ko phải tình yêu,đó là nói dối.Bạn có thể từ bỏ sở thích của mình vì họ?
=> Đó ko phải tình yêu,đó là lòng khoan dung.
Bạn tha thứ cho lỗi lầm của họ vì bạn quan tâm đến họ?
=> Đó ko phải tình yêu,đó là tình bạn.
Bạn chấp nhận lỗi lầm của họ vì đó là một phần của chính họ?



=> Đó là tình yêu.Bạn khóc cho nỗi đau của họ , thậm chí họ rất mạnh mẽ?
=> Đó là tình yêu.Bạn bị người khác lôi cuốn nhưng bạn vẫn ở lại với họ với lòng thủy chung ko hối tiếc ?
=> Đó là tình yêu.
Bạn cho họ trái tim bạn,cuộc đời và cả cái chết của bạn?
=> Đó là tình yêu.
Va` hãy luôn nhớ rằng-tình yêu ko phải từ một phía-Cả hai phải yêu thì tình yêu mới tồn tại.Cần xác định rõ thế nào là yêu nha các bạn !! Đừng hiểu nhầm giữa yêu và thích rắc rối lắm .

Điện thoại cho bạn gái

Điện thoại cho bạn gái.....

-Alô! Con chim nhỏ của anh đấy à?

- Không! chim bố đây.
- Ấy chết! Cháu xin lỗi bác!

Bác có khỏe không ạ?
- Khỏe để đánh nhau với ai?
- Dạ… cho cháu hỏi Mai có nhà không ạ?
- Nó không có nhà thì là dân vô gia cư à?
- Dạ, dạ… ý cháu là Mai có ở nhà không ạ?
- Nếu không thì sao?
- Thế… Mai đi đâu ạ?
- Đến cơ quan rồi.
- Bác cho cháu số điện thoại của Mai được không ạ?
- Nó có nhiều số lắm!
- Bác cho cháu xin một số thôi ạ!
- 8…-… 8 rồi… mấy nữa ạ?
- Thì cậu bảo chỉ cần một số thôi mà…..
- Dạ bác cho cháu xin nốt mấy số còn lại luôn ạ
- 5 7 3 6 8 2, còn sắp xếp sao thì tùy cậu

Pó tay chưa ku ^^

CA RAO MÔĐEN '97

CA RAO MÔĐEN '97


Bỗng dưng ăn nói nhẹ nhàng
Biết ngay tiết cuối lại xin tiền mua me .
Buồn trông quả ổi nằm ngang,

Quả khế nằm dọc, trên bàn giáo viên
Cũng tại con nhỏ ngồi bên
Xun xoe đem ngắm, cô giáo liền tịch thu .
*
Trước sau nào thấy bóng thầy,
Rút ngay trong áo, một bọc đầy - toàn phao .
*
Trăm năm trong cõi người ta
Hai nàng "mỏ khoét" khéo là ghét nhau
Ngăn bàn còn xót quả dâu
Cũng tranh bằng được, thật đau đớn lòng.
*
Chung quanh lặng ngắt như tờ
Bài làm không được, bây giờ hỏi ai ?

Thứ Ba, 10 tháng 11, 2009

Yêu...




Yêu...

Tác giả: Nguyệt Khanh






“Thôi, về Ni… khuya rồi.

” Giọng Trà kéo tôi về với thực tại, bao giờ Trà cũng gọi cái tên ở nhà của tôi “cho thân mật”. Tôi và Trà dắt xe đi bộ lững thững dưới mưa, cơn mưa xuân rây rắt. Tôi không khóac áo mưa Trà đưa cứ để cho cái thoáng lạnh của mưa xuân dần thắm đẫm mình.

Trà là bạn thân của anh và nghiễm nhiên trở thành người quan tâm tôi khi không có anh. Trường anh nghỉ Tết sớm, anh định chờ tôi về nhưng không được. Má anh đau và anh lại là đứa con duy nhất. Trà và tôi tiễn anh đi. Lúc xe chạy, tôi mới cảm nhận được hết nỗi hụt hẫng, tôi điếng lặng nhìn theo chiếc xe xa dần, mất hút. Lần đầu tiên tôi xa anh, lần đầu tiên tôi tiễn đưa một người con trai, một người tôi yêu thương. Lần đầu tiên… Con đường bỗng nhạt nhèo vô duyên đến lạ.


“Quí khách đi tàu lưu ý…”. Sân ga chộn rộn, chen chúc. Anh trên tàu, tôi dưới sân, đôi bàn tay nắm chặt. Tôi quay đi cố ngăn những giọt nước mắt chực tràn. Tôi sợ nước mắt sẽ làm cho con tàu anh đi dùng dằng, day dứtCái nắm tay chặt là thế rồi cũng xa rời, tàu rùng mình chuyển bánh. Tôi nhìn anh, trong đáy mắt ánh lên lời thì thầm “đừng khóc”. Rồi anh đi.

Tôi lại xa anh, cứ xa xa mãi. Tôi được sinh ra dường như là dành cho anh và anh cũng chỉ là của riêng tôi. Chẳng có hạnh phúc nào là trọn vẹn. Anh và tôi yêu nhau nhưng cứ mãi xa nhau. Giữa hai đứa cứ tiếp nối những cuộc tiễn đưa đến xót lòng. Nước mắt cứ mặc nhiên trào ra. Tôi khóc. Tôi khóc bởi tôi ý thức được, tôi biết được nếu không có anh cuộc sống của tôi thế nào. Tôi bất giác rùng mình khi nghĩ tới những tháng ngày thiếu vắng. Tình yêu với tôi như hơi thơ.û

Đêm qua anh bảo “ Anh nói Trà sang chơi với em luôn nhé?” lúc chúng tôi ngồi trước sân trường. “Đừng, anh” – Tôi không muốn gặp Trà, tôi sợ tôi lại gặp một chút anh trong Trà. Tôi thấy mình yếu đuối quá. Anh nhìn tôi, tay xiết chặt hơn.

Tôi lao vào công việc, soạn giáo án, họp hội đồng, tập văn nghệ… Anh thực tập ở Hà Nội. Thư về cho tôi anh viết “Tụi mình có bị bất công quá không? Anh nghĩ là không. Ông trời có mắt biết được mọi sự khi chúng ta ra trường phải xa nhau một thời gian rồi mới hợp được…”. Thư anh mang chút lạnh của Hà Nội nhưng cũng đủ làm tôi ấm lòng. Tôi tin, anh tin vào những gì mình có được đằng sau những tháng ngày xa cách. Rồi tôi cũng bận tít mù, công việc là công việc. Những tưởng công việc sẽ làm tôi quên bớt anh nhưng tôi lầm. Cái khoảng trống sau công việc thật dễ sợ, con người luôn ở trong trạng thái chênh vênh.Càng cố quên lại càng quay quắt đến cháy lòng. Tôi thèm cảm giác êm ềm nhẹ nhàng bên anh, thèm phút giây đón đưa sau công việc. Tôi khao khát đôi bàn tay ấm nồng… Chợt thấy mình yêu quá đỗi.



Ngày ra trường tôi hát: “ Biệt ly, nhớ nhung từ đây. Chiếc lá rơi theo heo mây, người về có hay”. Anh khóat vai tôi đi dọc bờ sông. Gió chiều phả lên mát rượi, gió và tóc tôi nô đùa mơn man trên cánh tay anh. Ngày mai xa Huế chẳng biết đến bao giờ tôi và anh mới có lại một buổi chiều như thế này. Êm đềm hạnh phúc và thêm một chút mong manh.

Tụi bạn lắc đầu khi nhìn tôi và anh “phiêu quá”. Ừ, thì phiêu quá. Nhưng tôi và anh sống bằng niềm tin cơ mà. Nhớ một câu của ai đó: “Chỉ có hai điều giúp đem lại hạnh phúc đấy là tin và yêu”. Tôi và anh đã có cả hai. Tôi cần hạnh phúc, tôi muốn có được hạnh phúc trong tầm tay. Tôi hỏi anh lúc sắp xa: “Bao giờ gặp nhau?”. Câu trả lời đơn giản: “ Lúc nhớ”. Ừ, lúc nhớ. Đơn giản để xa nhau một cách nhẹ nhàng hơn dẫu biết rằng bao nhiêu ràng buộc, đơn giản để trấn an mình. Có cái gì đó nghèn nghẹn ở cổ. Nhìn nhau và chỉ muốn hét lên, ôi chia ly…

Tôi xin được việc gần nhà. Anh cũng may mắn như tôi, công việc ổn định và cách nhau gần bốn trăm cây số. Khoảng cách ấy chẳng biết đến bao giờ mới rút ngắn lại. Thư cho anh, tôi viết: “Có phải đó là sự huyền nhiệm của tình yêu? Bên nhau thì hạnh phúc, không có nhau cũng chẳng ai chết?!”. Gửi thư rồi tôi mới thấy mình ngu ngốc, cái ngu ngốc chẳng biết gọi tên và cũng chẳng hiểu tôi đang muốn chứng minh điều gì nữa. Tôi khó hiểu trước tôi.

Xuân lại về, muộn hơn mọi năm. Một năm xa nhau mười hai tháng chẳng đủ sao lại thêm tháng thứ mười ba nữa. Cái tháng nhuần đến là vô duyên vậy mà mai nhà tôi vẫn nở trúng tết. Sắc vàng làm sáng rực cả khu vườn, sáng đến lung linh trong nắng. Tất cả đều mới và như đang bắt đầu. Riêng tôi vẫn cũ mèm, xa cách.


Tôi lẩm nhẩm câu thơ của Nguyễn Bính “Anh ạ, mùa xuân đã cạn ngày, bao giờ em mới gặp anh đây…” khi tha thẩn trong vườn, khi cánh mai cuối cùng vừa liệng xuống. Một cái gì đó rơi rụng trong tôi. Tôi và anh, xa nhau khi chỉ mới bắt đầu, cứ xa xa mãi. Xa đến nỗi cái triết lý sống của tôi và anh cũng đành gói lại cho vào ngăn kéo – tin và yêu. Tôi biết sẽ còn một cuộc chia ly nữa, lần chia xa cuối cùng, vĩnh viễn. Đó là con đường duy nhất để xoá đi sự khe khắt cuộc sống ban tặng cho hai đứa. Tôi và anh sẽ chẳng còn cười và bảo: “Ông trời có mắt biết được mọi sự khi chúng ta ra trường phải xa nhau một thời gian rồi mới hợp được…”. Và sẽ chẳng còn chia ly, chẳng còn đưa tiễn…

Đêm về tôi khóc, giọt nước mắt nóng hổi trên má tôi là cánh mai ban chiều đang liệng xuống – Mùa xuân đã cạn ngày. Xa cách đến lúc không thể xa cách được nữa. Sức chịu đựng của con người có hạn. Anh vẫn như gió trời ngang dọc, tôi mệt mỏi mà rằng: “Ngày mai rồi sẽ khác…Đêm nay anh có nghe.”

Nói Thẳng Có Hơn Không

Nói Thẳng Có Hơn Không
Tác giả: - _ _ _ _ _


-Chuyện trò mãi với người yêu bên gốc cây, cô gái muốn được ăn chút gì cho đỡ đói, bèn gợi ý :

- Anh yêu ! "Kiến bò bụng em" đây này !

- Chết chửa - Chàng trai hốt hoảng - Thôi, ta lại ghế đá vậy, ở đây chắc có tổ kiến !

Ngồi ghế đá một lúc, nàng lại nói :

- Em muốn... "ấm bụng" một chút !

- Ôi ! Anh sơ ý quá để em bị gió lạnh ! Dầu xoa đây em !

Buồn thật ! Cô gái liền chuyển hướng :

- Anh chẳng hiểu gì cả ! Em "hoa cả mắt rồi !

- A ! Chắc em không quen với ánh đèn cao áp đấy.

Vừa nói, chàng trai kéo cô gái vào bóng tối.

Đến nước này, cô gái đánh liều :

- Anh ạ ! Em "nhạt mồm nhạt miệng" lắm, chỉ muốn...

Chưa nghe hết câu, chàng trai như đã hiểu ý, vội kéo nàng vào lòng và hôn tới tấp lên môi (!)

Trẻ Em Thời Nay

Trẻ Em Thời Nay

Tác giả: - _ _ _ _

-Trong nhà trẻ, ba cậu bé cùng ngồi bô cạnh nhau.
Chợt một cậu bé hỏi cậu bạn ngồi bên:

- Ðằng ấy bao nhiêu tuổi?

- Bốn tuổi. hài lòng cậu ta quay sang hỏi cậu kia:

Thế còn đằng ấy bao tuổi?

- Không biết.

- Thế phụ nữ có làm bạn thích không?

- Không.

- Ồ, thế nghĩa là chú em mới ba tuổi.

Phụ Nữ Và Đàn Ông

Phụ Nữ Và Đàn Ông

Tác giả: - _ _ _ _ _




-=> Đàn ông phát hiện ra vũ khí, họ nghĩ đến đi săn

Phụ nữ phát hiện ra nghề đi săn, họ nghĩ đến lông thú

=>Đàn ông phát hiện ra màu sắc, họ nghĩ đến hội hoạ

Phụ nữ phát hiện ra hội hoạ, họ nghĩ đến trang điểm

=>Đàn ông phát hiện ra ngôn ngữ, họ nghĩ đến nói chuyện

Phụ nữ phát hiện ra cách nói chuyện , họ nghĩ đến buôn dưa lê

=>Đàn ông phát hiện ra nghề nông, họ nghĩ đến thức ăn

Phụ nữ phát hiện ra thức ăn, họ nghĩ đến ăn kiêng

=>Đàn ông phát hiện ra tình bạn, họ nghĩ đến tình yêu

Phụ nữ phát hiện ra tình yêu, họ nghĩ đến hôn nhân

=>Đàn ông phát hiện ra cách buôn bán, họ nghĩ đến tiền bạc

Phụ nữ phát hiện ra tiền bạc, và đàn ông gặp tai hoạ từ đó

Thứ Hai, 9 tháng 11, 2009

GĨƯA HAI CHIỀU THƯƠNG NHỚ

GĨƯA HAI CHIỀU THƯƠNG NHỚ

Chưa đủ nhớ để gọi là yêu
Chưa đủ quên để thành người xa lạ
Em ám ảnh anh gĩưa hai chiều nghiệt ngã
Nghiêng bên này lại chống chếnh bên kia.

Ngôi sao nào thổi gĩưa trời khuya
Dịu dàng qúa lời thì thầm của gió
Ngủ ngoan thêm ngọn cỏ mềm bé nhỏ
Biết đâu chừng thiên sứ đứng vây quanh.

Trái tim đa mang chở tình yêu chòng chành
Quên với nhớ lắc lư nhịp sóng
Em là gì gĩưa bốn bề vang vọng
Anh nghẹn lòng khi thốt gọi thành tên.

Có Thể Nào

Có Thể Nào

Anh có thể một lần đừng quay mặt
Em bâng khuâng nhìn vào mắt anh sâu
Tìm vạt nắng của ngày nào đã mất
Bóng tà dương hiu hắt thoáng vương sầu

Anh có thể một lần dừng chân bước
Em vươn theo khẽ nắm lấy bàn tay
Đêm lặng lẽ từng hồn thu ướt
Môi chạm môi trong nỗi nhớ nồng say

Sao anh không tìm nhau tình một nửa
Em hạt cát, anh là gió muôn phương
Trăng thu sáng đôi mắt anh như lửa
Sười ấm hồn cho tình mãi còn vương

Anh có thể một lần chia giấc mộng
Mưa đêm cuồn cuộn suối mơ thương
Vòng tay ấm hương nồng che gió lộng
Lá rùng mình nặng trĩu giọt tình sương

Thứ Năm, 5 tháng 11, 2009

Trái tim mùa thu

Trái tim mùa thu


CAO VĨ NHÁNH

Anh chạy dọc mùa thu tìm em


Hoa lá cứ rơi tơi bời nỗi nhớ


Góc phố nào còn in nguyên mùi cỏ


Đón em về, thổn thức… lời yêu




Anh chạy dọc mùa thu tìm em


Tìm một chút giận hờn nông nổi


Câu thơ nào còn mênh mang quá đỗi


Biết xao lòng – khi mỗi thu qua




Em biết không, anh cứ chạy dọc mùa thu


Chạy mải miết, trong bến bờ nỗi nhớ


Chạy cho đến cạn cùng hơi thở


Bởi đơn giản một điều… em hiểu không em?

Nhỏ

Nhỏ



NGUYỄN THỊ HẬU

Tp. Hồ Chí Minh


Nhỏ ơi xoè tay ra nhé
Ta cho một cọng cỏ gà
Phố phường phồn hoa đô hội
Đem về thấp thoáng thu xa

Nhỏ ơi xoè tay ra nhé
Mây trôi lãng đãng trên trời
Ta chẳng thể gom mây được
Thôi thì dắt nhỏ rong chơi

Nhớ buổi tan trường trời mưa
Ngâu giăng bắc cầu tháng bảy
(Cảm ơn ông trời đến vậy
Chung ô hai đứa thật gần…)

Hiểu lòng mưa cứ phân vân
Tóc vương rối lòng buổi ấy
Nhỏ ơi dại khờ đến vậy
Tháng năm ta vẫn cứ chờ!
Thầy tôi

PHẠM NGỌC HIỀN

Có gì đâu tấm áo cũ bạc màu
Chiếc xắc nhỏ theo đời thầy giản dị
Tóc chớm bạc ngả hai màu mưa nắng
Là thầy tôi vẫn cặm cụi tháng năm

Ai đi lâu rồi nhớ lớp học xa xăm
Khúc dân ca qua lời thầy ấm mãi
Giếng nước, sân đình, lũy tre làng...hiện lại
Cả cánh cò thanh thoát rất dân gian...

Như phù sa cho đồng lúa bạt ngàn
Bao tâm huyết thầy dành cho con trẻ
Mỗi tiết học vẫn thêm nhiều mới mẻ
Mà đời thường sao thầy chẳng bận tâm?

Đã lâu rồi con thăm lại trường xưa
Trường có đổi thay mà đời thầy vẫn vậy
Vẫn giọng giảng say mê, bao điều chưa nói hết
Năm tháng ơi, xin chớ vội vàng trôi!

THƯƠNG VỀ MIỀN TRUNG

THƯƠNG VỀ MIỀN TRUNG


Hà Kiều My

Bão tan rồi, Phú Yên lại đối mặt với cơn đại hồng thủy.
Sáng nay, mẹ điện vào, bảo: “Nước ngập vô đến sân trước rồi. Quê ta đang oằn mình lên chống lũ con à”. Mình nín thể cầu mong cho nước đừng vô nhà. Tan trường, cùng nhỏ bạn dạo bước trên con đường về kí túc. Mình hỏi gia đình nhỏ đi qua mùa bão, có bị sao không? Nhỏ lặng thinh, chỉ buộc miệng một câu ngắn ngủi: “không liên lạc được”, rồi bỗng dưng nước mắt tuôn trào. Lẳng lặng đi bên nhỏ, mà nghe bước chân mỗi lúc một lỗi nhịp, một nặng nề hơn. Có lẽ lòng ta cũng đang tan nát theo từng giọt nước mắt đang rơi của ai kia. Miền Trung ơi, đèo bồng chi những sóng gió của biển khơi để mỗi mùa mưa về, đôi vai gầy guộc vì sương gió khắc nghiệt lại bần bật run lên những tiếng kêu ai oán? Miền Trung ơi, phải chăng “nợ trời” chưa dứt nên mỗi năm, tháng mười về, lại canh cánh một mối lo bão lũ? Đã từng chứng kiến những cảnh tượng hãi hùng của những cơn bão trước, đã từng chứng kiến cảnh người dân Miền trung đứng trước nhà đối diện mà không sao vào được nhà mình, rồi hình ảnh hàng trăm người khác co cụm trong căn phòng chật chội le lói ánh đèn dầu cầu nguyện bão tan mau...Những hình ảnh về cơn bão lúc có, lúc không, lúc tỏ lúc nhòe hiện ra trên Ti vi cũng chỉ tái hiện được một góc nhỏ trong bức tranh toàn cảnh Miền Trung trong cơn bão dữ.



Hình ảnh tôn bay, cây đổ, nước dâng, nhà tốc mái ... vẫn còn buốt đau và ám ảnh trong lòng người. Không thể hình dung cảnh tượng người dân bì bõm lội nước trong chính ngôi ngà của mình. Và cả ánh mắt của những em thơ đói lã bên tô mì. Năm nay, miền Trung vẫn đang tất tả dọn dẹp tàn dư “cuộc chơi của ông trời”. Đã tắt đèn, nằm dài trên sàn, và nghĩ ngợi lung tung. Có lẽ sau những ngày mệt nhoài vì mưa bão, phố nhỏ cũng ngủ rồi. Chỉ có con nước là vẫn thức để ... tiến lên bờ, tràn vào nhà thôi. Miền Trung, những ngày này, phố bỗng là dải lụa mênh mang nước. Miền Trung, vẫn những con phố nhỏ ngổn ngang dây điện đứt, cây đổ, đường dầu tối om, và vắng cả tiếng cười. Ai cũng nói người miền Trung kiên cường nên rồi mọi chuyện sẽ mau chóng “đâu lại vào đó”, nhưng sao lòng ta vẫn cứ thổn thức lo cho những số phận. Ta vẫn luôn tự hỏi, sau mùa mưa bão, miền Trung sẽ còn lại được bao mái nhà ấm? Sáng nay, nhỏ bạn gọi điện về nhà vẫn chỉ nghe tiếng tút tút. Nghe nói mấy bữa trước lũ về, có ngôi nhà, buổi tối gia đình còn đầy đủ bên nhau. Sáng ra thấy lênh láng nước, và một ngôi nhà trống trơn, mọi người bị lũ cuốn đi cả rồi. Nghĩ đến mà đắng cả lòng.

Sáng nay, nhỏ bạn mếu máo một hai đòi lên xe về quê. Cũng ra bến xe với nhỏ mà lòng nghẹn đắng. -"Tao phải khóa điện thoại đây. Ngoài đó điện cúp mấy hôm rày, chắc ko sạc pin được. Có gì tao liên lạc. Chuẩn bị vận động bà con cứu trợ cho tao. Nhỏ cười, cái cười chua chát và bước vội lên xe. - Chào nhé, bạn yêu. Tao ko thể về cùng mày được. Về lo được gì cho gia đình, bà con thì gắng lo. M quay đi, nước mắt dàn dụa trên má. Lại điện về cho bố - "Nước vẫn chưa rút con à. Đừơng về nhà nội ngoại, ngập trắng rồi, tắc nghẽn ko đi được. Ngân hàng cũng chưa làm việc nên ko gửi tiền cho con được. Thôi bố con ta cùng chiến đấu vậy". -"Nhà chị bị tốc mái, ba má chưa gửi tiền vô. Đang đói!" (chị Mỹ). "- Chị gọi điện về nhà hỏi thăm chưa? Làm gì mà mấy hôm rày ko gọi gì vậy?" (Huê), "Qua giờ tui ăn mì tôm quá chừng" (Pháp)...Ai cũng như mình cả. Điện thoại cũng hết, mà tiền túi lại không...Thôi thì cùng chịu đừng. Chúng mình cùng chống lũ theo cách sinh viên mọi người nhá.


Hôm qua, ngồi dán mắt lên laptop, năm sáu lần sửa lại cái thư ngỏ và thư kêu gọi ủng hộ đồng bào bị lũ lụt "Vì đất Phú thân yêu". Sáng nay, mắt sưng bụp. Chạy đôn, chạy đáo đi đưa cho mấy bạn trong BLL SVPY để mọi người cùng quyên góp và kêu gọi bạn bè. -"Vẫn chưa liên lạc được chị ạ", -"Hết tiền nhưng đâu dám gọi điện than. Nghe ba mẹ kể: chạy thụt mạng chứ có mang theo được gì nữa. Nước cuốn trôi hết..." Chính cả những thành viên của BLL cũng khốn khó ko gì bằng. Mọi người cùng chung cảnh ngộ mà. Nhưng sẽ cùng cố gắng hết sức mọi người nhỉ. Mấy hôm trước, ai cũng sôi nổi bàn đủ kế hoạch Tết này về ăn chơi, về thấy Phú Yên thay da đổi thịt và chúng ta có thể tự hào về một thành phố Tuy Hòa đang trỗi dậy, căng tràn sức sống. Nhưng hôm nay, mặt ai cũng :(( "biết bao giờ PY mới được như trước". Mỗi lần đi học về, chỉ muốn bay thẳng tới cái lap, lật tung mấy trang web xem tình hình bão lũ sao rồi. Biển nước vẫn lênh láng ngập. Những ngôi nhà giờ chỉ còn thấy nóc. Người thì không biết sống chết thế nào nữa. Không lo nhiều cho nhà mình lắm (dù nhà ở gần sông, nhưng trong thành phố, lại ở vùng đất cao nên nước chỉ ngấp ngó ở cửa), chỉ lo người dân mình có đủ kiên cường để vượt qua những tan hoang và đớn đau này. Thương quá miền Trung ơi! "Đưa nhau ta đi về, nơi có hàng dừa xanh, có dòng sông bên lở bên bồi"...câu hát ấy sao giờ hóa thành xa xôi quá đỗi. Qua mùa mưa bão, hàng dữa xanh cũng nằm ngổn ngang bên đường, và dòng sông thì trắng xóa nướ, chẳng còn bên lở bên bồi... Chưa bao giờ thấy lòng buồn và ngổn ngang tâm sự như lúc này. Chẳng thể nào tập trung vào học được khi mà lòng vẫn đăm đăm dõi về miền quê yêu dấu.
THƯƠNG VỀ MIỀN TRUNG
Hà Kiều My


Bão tan rồi, Phú Yên lại đối mặt với cơn đại hồng thủy.Sáng nay, mẹ điện vào, bảo: “Nước ngập vô đến sân trước rồi. Quê ta đang oằn mình lên chống lũ con à”. Mình nín thể cầu mong cho nước đừng vô nhà. Tan trường, cùng nhỏ bạn dạo bước trên con đường về kí túc. Mình hỏi gia đình nhỏ đi qua mùa bão, có bị sao không? Nhỏ lặng thinh, chỉ buộc miệng một câu ngắn ngủi: “không liên lạc được”, rồi bỗng dưng nước mắt tuôn trào. Lẳng lặng đi bên nhỏ, mà nghe bước chân mỗi lúc một lỗi nhịp, một nặng nề hơn. Có lẽ lòng ta cũng đang tan nát theo từng giọt nước mắt đang rơi của ai kia. Miền Trung ơi, đèo bồng chi những sóng gió của biển khơi để mỗi mùa mưa về, đôi vai gầy guộc vì sương gió khắc nghiệt lại bần bật run lên những tiếng kêu ai oán? Miền Trung ơi, phải chăng “nợ trời” chưa dứt nên mỗi năm, tháng mười về, lại canh cánh một mối lo bão lũ? Đã từng chứng kiến những cảnh tượng hãi hùng của những cơn bão trước, đã từng chứng kiến cảnh người dân Miền trung đứng trước nhà đối diện mà không sao vào được nhà mình, rồi hình ảnh hàng trăm người khác co cụm trong căn phòng chật chội le lói ánh đèn dầu cầu nguyện bão tan mau...Những hình ảnh về cơn bão lúc có, lúc không, lúc tỏ lúc nhòe hiện ra trên Ti vi cũng chỉ tái hiện được một góc nhỏ trong bức tranh toàn cảnh Miền Trung trong cơn bão dữ.


Hình ảnh tôn bay, cây đổ, nước dâng, nhà tốc mái ... vẫn còn buốt đau và ám ảnh trong lòng người. Không thể hình dung cảnh tượng người dân bì bõm lội nước trong chính ngôi ngà của mình. Và cả ánh mắt của những em thơ đói lã bên tô mì. Năm nay, miền Trung vẫn đang tất tả dọn dẹp tàn dư “cuộc chơi của ông trời”.


Đã tắt đèn, nằm dài trên sàn, và nghĩ ngợi lung tung. Có lẽ sau những ngày mệt nhoài vì mưa bão, phố nhỏ cũng ngủ rồi. Chỉ có con nước là vẫn thức để ... tiến lên bờ, tràn vào nhà thôi. Miền Trung, những ngày này, phố bỗng là dải lụa mênh mang nước. Miền Trung, vẫn những con phố nhỏ ngổn ngang dây điện đứt, cây đổ, đường dầu tối om, và vắng cả tiếng cười. Ai cũng nói người miền Trung kiên cường nên rồi mọi chuyện sẽ mau chóng “đâu lại vào đó”, nhưng sao lòng ta vẫn cứ thổn thức lo cho những số phận. Ta vẫn luôn tự hỏi, sau mùa mưa bão, miền Trung sẽ còn lại được bao mái nhà ấm? Sáng nay, nhỏ bạn gọi điện về nhà vẫn chỉ nghe tiếng tút tút. Nghe nói mấy bữa trước lũ về, có ngôi nhà, buổi tối gia đình còn đầy đủ bên nhau.


Sáng ra thấy lênh láng nước, và một ngôi nhà trống trơn, mọi người bị lũ cuốn đi cả rồi. Nghĩ đến mà đắng cả lòng. Sáng nay, nhỏ bạn mếu máo một hai đòi lên xe về quê. Cũng ra bến xe với nhỏ mà lòng nghẹn đắng. -"Tao phải khóa điện thoại đây. Ngoài đó điện cúp mấy hôm rày, chắc ko sạc pin được. Có gì tao liên lạc. Chuẩn bị vận động bà con cứu trợ cho tao. Nhỏ cười, cái cười chua chát và bước vội lên xe. - Chào nhé, bạn yêu. Tao ko thể về cùng mày được. Về lo được gì cho gia đình, bà con thì gắng lo. M quay đi, nước mắt dàn dụa trên má. Lại điện về cho bố - "Nước vẫn chưa rút con à. Đừơng về nhà nội ngoại, ngập trắng rồi, tắc nghẽn ko đi được. Ngân hàng cũng chưa làm việc nên ko gửi tiền cho con được. Thôi bố con ta cùng chiến đấu vậy". -"Nhà chị bị tốc mái, ba má chưa gửi tiền vô. Đang đói!" (chị Mỹ). "- Chị gọi điện về nhà hỏi thăm chưa? Làm gì mà mấy hôm rày ko gọi gì vậy?" (Huê), "Qua giờ tui ăn mì tôm quá chừng" (Pháp)...Ai cũng như mình cả. Điện thoại cũng hết, mà tiền túi lại không...Thôi thì cùng chịu đừng. Chúng mình cùng chống lũ theo cách sinh viên mọi người nhá. Hôm qua, ngồi dán mắt lên laptop, năm sáu lần sửa lại cái thư ngỏ và thư kêu gọi ủng hộ đồng bào bị lũ lụt "Vì đất Phú thân yêu". Sáng nay, mắt sưng bụp. Chạy đôn, chạy đáo đi đưa cho mấy bạn trong BLL SVPY để mọi người cùng quyên góp và kêu gọi bạn bè. -"Vẫn chưa liên lạc được chị ạ", -"Hết tiền nhưng đâu dám gọi điện than. Nghe ba mẹ kể: chạy thụt mạng chứ có mang theo được gì nữa. Nước cuốn trôi hết..." Chính cả những thành viên của BLL cũng khốn khó ko gì bằng. Mọi người cùng chung cảnh ngộ mà. Nhưng sẽ cùng cố gắng hết sức mọi người nhỉ.


Mấy hôm trước, ai cũng sôi nổi bàn đủ kế hoạch Tết này về ăn chơi, về thấy Phú Yên thay da đổi thịt và chúng ta có thể tự hào về một thành phố Tuy Hòa đang trỗi dậy, căng tràn sức sống. Nhưng hôm nay, mặt ai cũng :(( "biết bao giờ PY mới được như trước". Mỗi lần đi học về, chỉ muốn bay thẳng tới cái lap, lật tung mấy trang web xem tình hình bão lũ sao rồi. Biển nước vẫn lênh láng ngập. Những ngôi nhà giờ chỉ còn thấy nóc. Người thì không biết sống chết thế nào nữa. Không lo nhiều cho nhà mình lắm (dù nhà ở gần sông, nhưng trong thành phố, lại ở vùng đất cao nên nước chỉ ngấp ngó ở cửa), chỉ lo người dân mình có đủ kiên cường để vượt qua những tan hoang và đớn đau này. Thương quá miền Trung ơi! "Đưa nhau ta đi về, nơi có hàng dừa xanh, có dòng sông bên lở bên bồi"...câu hát ấy sao giờ hóa thành xa xôi quá đỗi. Qua mùa mưa bão, hàng dữa xanh cũng nằm ngổn ngang bên đường, và dòng sông thì trắng xóa nướ, chẳng còn bên lở bên bồi... Chưa bao giờ thấy lòng buồn và ngổn ngang tâm sự như lúc này. Chẳng thể nào tập trung vào học được khi mà lòng vẫn đăm đăm dõi về miền quê yêu dấu.

Audition

Audition



Không biết ấy có còn nhớ không, cái mang tớ và ấy xích lại gần nhau là “audition”. Ngày 24/8, tớ và ấy chính thức là một đôi, mới đây thôi. Thế mà, cái làm tớ và ấy xa nhau cũng chính là “au”. Tớ chẳng muốn nhớ cái ngày buồn bã này đâu.

Chia tay, lỗi không thuộc về ai cả. Chỉ có điều ở tuổi tình yêu ếch con, sự hụt hẫng có vẻ như quá lớn, cộng với sự bối rối khiến tớ không biết phải phản ứng thế nào. Không nhớ tớ chép câu này ở đâu nữa: “Khi thời gian không thể làm mờ đi vết sẹo, hãy để sự tha thứ làm điều đó”, tớ thấy nó hay hay nhưng sao tớ và ấy vẫn chưa làm được như thế hả?

Ấy nói rằng tớ đã thay đổi, đúng tớ thay đổi đó, nhưng tớ vẫn là tớ. Tớ thay đổi để mạnh mẽ hơn, để không khóc trước mặt ấy. Tớ thay đổi để đủ can đảm chấp nhận rằng tớ và ấy sẽ chẳng còn gặp nhau nữa. Nếu thời gian quay trở lại, tớ vẫn muốn chơi “au”, bởi vì nhờ nó, tớ đã gặp ấy, đã có những kỷ niệm thật đẹp…

Chủ Nhật, 1 tháng 11, 2009

CÁNH THƯ CUỐI CÙNG

Cánh thư cuối cùng...!

Rock là đứa con sinh sau đẻ muộn trong nền âm nhạc Việt Nam. Đã thế nó lại mang trong mình hơi thở hiện đại của phương Tây nên dường như có chút gì xa lạ với nền văn hóa Việt. Tuy nhiên trong thời gian gần đây rock đã bắt đầu tạo được dấu ấn và ảnh hưởng của mình trong lòng người nghe. Những bản rock có khi cuồng nhiệt điên dại nhưng cũng đôi lúc lắng rất sâu trong chiều suy tưởng, hoài niệm. Chuyên mục tuần này xin giới thiệu đến tất cả các bản một bản rock nổi tiếng của Thủy Triều Đỏ: “Cánh thư cuối cùng”. “Cánh thư cuối cùng” là một bản rock ballad buồn kể về kỷ niệm một tình yêu đã xa. Cánh thư ngày xưa nối nhịp yêu thương. Cánh thư bây giờ chia đôi nỗi nhớ



Những cánh thư từ bao đời đã trở thành nhịp cầu nối kết những yêu thương. Ai đã đi qua thuở học trò mà chẳng rung động đôi lần trước cánh thư ai đó “ vô tình” để quên dưới ngăn bàn mỗi buổi đến trường. Cánh thư bắt đầu và có khi cũng kết thúc một tình yêu. Để rồi khi đã xa nhau…vẫn còn lại một cái gì để thương, để nhớ, để trọn vẹn mãi trong nhau…một cánh thư cuối cùng..
Cánh thư cuối cùng, em trao tôi lời cay đắng…

Em xa tôi, xa tôi từ đây
Những con đường quen, giờ ta riêng bước ...
Xót xa dấu thời gian…
Và những ban mai ấy, không hân hoan vui đón nắng
Giọt sương bỗng thấy mình cô đơn
Những yêu thương, khắc ghi bằng năm tháng dại khờ
Tan mau như cơn mơ….”

Câu hát như buông chùng xuống giữa nhịp ghita ngân vang để lại trong tôi một cái gì da diết. Cánh thư cuối cùng…rồi xa nhau mãi mãi. Chia tay không nước mắt nhưng ước gì có thể nói được lên dù chỉ một lời hờn trách để nỗi đau không cào xé trái tim nhau. Nếu có thể nói…dẫu chỉ một lời nhịp ghita hẳn đã không sâu lắng đến xót xa nhường ấy.Tôi không am hiểu lắm về rock, càng không hiểu về những yếu tố kỹ thuật của ghita.Tôi chỉ cảm nhận bằng cả hồn mình những âm điệu lắng sâu trong lời hát, lắng sâu cả trong mỗi tâm hồn. Những nốt nhạc lung linh gọi về cả một miền ký ức “những con đường quen giờ ta riêng bước, xót xa dấu thời gian”. Ký ức cứ ép mình cố quên lại càng thêm nhung nhớ. Ngày xưa có nhau…là cả một thế giới đối lập với nỗi cô đơn sâu thẳm bây giờ “những ban mai ấy không hân hoan vui đón nắng, giọt sương bỗng thấy mình cô đơn”. Giọt sương mong manh, rực rỡ có phải chăng là kết tinh của tình đầu. Hình ảnh giọt sương ấy cứ trở đi trở lại như một niềm day dứt trong nhau. Giọt sương cô đơn hay chính tâm hồn đang tự thu mình lại để cố nén một nỗi đau. Một cánh thư để “quên bao điều chưa nói”, để thay một lời chia xa,để chỉ còn lại đây “những yêu thương khắc ghi bằng năm tháng dại khờ”.




Một cánh thư thay một lời chia xa, để chỉ còn lại đây “những yêu thương khắc ghi bằng năm tháng dại khờ”. Dại khờ lắm phải không em? Cả anh, cả em, cả ngày ấy nữa..! Xa nhau thật rồi dù chẳng ai muốn phải tin. Năm tháng ấy giờ đâu, em không giữ, anh cũng chẳng thể nào níu được. Đành để những yêu thương ấy…. tan mau như cơn mơ.
Người yêu hỡi…sao cánh thư không mang lời hẹn hò ...
Và nước mắt…sao nỡ rơi khi nắng vẫn lung linh?
Kỷ niệm… Người yêu hỡi…sao cánh thư không mang lời giận hờn
Tình đầu Vụt tan những… những điều nâng niu ...

Lời ca nhẹ nhàng thấm đẫm bao nhiêu là ký ức được nâng đỡ bởi những giai điệu xa xót đến nao lòng. Cánh thư cuối cùng…cánh thư quá mỏng manh, không níu giữ nổi một người yêu xa mãi. Đành gọi mãi trong thảng thốt “người yêu hỡi sao cánh thư không mang lời hẹn hò”, “người yêu hỡi sao cánh thư không mang theo lời giận hờn. Câu hát vô tình đồng vọng lại trong nhau. Khi tình đầu chợt hóa thành ký ức anh phải chấp nhận buông một bàn tay để em về bên ấy. Tình đầu vụt xa, chợt tan biến như cơn mơ thoáng vội để nước mắt thầm rơi trong niềm tiếc nuối khi “nắng vẫn lung linh”. Sẽ chẳng thể nào quên một mối tình đầu vụng dại, sẽ chẳng thể nào phai một cánh thư…dẫu cánh thư ấy đã thôi không chở nữa những yêu thương.

Cánh thư cuối cùng, em trao tôi lời xa cách
Nơi cô đơn, lung linh giọt sương
Những xa vời xa, tìm trong ký ức
Gọi giấc mơ thần tiên
Tìm chút hơi ấm , đôi tay trời đông giá
Tìm con phố những ngày mưa giông …”


Rồi anh sẽ đi tìm trong ký ức! Con phố nào xưa? Cơn mưa nào xưa? Dường như anh vẫn chẳng thể nào tin đã xa nhau mãi mãi. Níu kéo một cánh thư mong tìm một niềm an ủi “gọi giấc mơ thần tiên…tìm chút hơi ấm đôi tay trời đông giá” để trong ta dâng lên một thoáng ngậm ngùi. Kỷ niệm vẫn sống trong anh… trong bài hát của riêng anh…như vẫn còn em như ngày ấy.! Vẫn còn ngân vang mãi những âm điệu ghita đầy ám ảnh. Âm nhạc sẽ làm nguôi ngoai những vết thương, sẽ hát ru một tình yêu sống mãi trong cánh thư thuở ấy.




“Những yêu thương khắc ghi bằng năm tháng…để nước mắt trên cánh thư nhạt nhòa.”




Bài hát khép lại trong những dư âm lắng động giữa tâm hồn. Dường như cái âm điệu ghita đầy ám ảnh ấy vẫn còn ngân vang mãi….để nước mắt trên cánh thư…cánh thư cuối cùng! Âm nhạc sẽ làm nguôi ngoai những vết thương, sẽ hát ru một tình yêu sống mãi trong cánh thư thở ấy.

Tặng chiếc răng khểnh

Tặng chiếc răng khểnh

TẠ VĂN SĨ

Đều đặn thế, tự nhiên lơ đễnh mọc
Hạt răng ngà – một chiếc đứng so le
Nửa ngậm miệng nửa để vờ vĩnh hở
Cứ vô tình, cố ý – giấu rồi khoe!

Như răng người, ta đứng vậy so le
Đành khổ sở, không xếp vào đâu được
Đành tội nghiệp, như một lần lạc bước
Lỡ mê người không biết cách nào ra!

Tình ta chắc một đời như răng khểnh
Chắc một đời khập khểnh đứng so le
Để trang điểm chút duyên thầm con gái
Người không đành giấu giếm, cứ đem khoe

Thơ viết ở biển


Thơ viết ở biển


Tặng Kim Anh


Anh xa emTrăng cũng lẻ
Mặt trời cũng lẻ
Biển vẫn cậy mình dài rộng thế
Vắng cánh buồm một chút đã cô đơn
Gió không phải là roi mà vách núi phải mòn
Em không phải là chiều mà nhuộm anh đến tím

Sóng chẳng đi đến đâu nếu không đưa em đến
Dù sóng đã làm anh nghiêng ngả
Vì em.

Đừng nhìn em như thế

Đừng nhìn em như thế

Tặng Kim Anh

Đừng nhìn em như thế
Cháy lòng em còn gì
Sự nồng nàn của bể
Cuốn mất hồn em đi

Đừng nhìn em như thế
Khắc giờ thành thiên thu
Mắc nợ đời dâu bể
Mắc nợ đời thơ si

Em đành làm chim nhỏ
Đứng hót chơi trong chiều
Thả đôi lời hoa cỏ
Cho đời bớt tịnh liêu

Bởi tình yêu có thật
Vĩnh cửu trong cuộc đời
Bở ghen tuông có thật
Xuống mồ biết có thôi

Đừng nhìn em như thế
Sự dịu dàng nhường kia
Sẽ làm em chết ngạt
Hết một đời thơ si